CÁCH GÂY ẤN TƯỢNG TRONG BUỔI PHỎNG VẤN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC
Dù không mang tính bắt buộc, một buổi phỏng vấn có thể tác động không nhỏ đến kết quả tuyển sinh đại học của bạn. Vì vậy, khi đã quyết định tham gia phỏng vấn, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ thể hiện thật tốt. Dưới đây là 3 điều bạn nên lưu ý để có thể để lại ấn tượng tốt nhất với các nhà tuyển sinh trong buổi phỏng vấn.
1. Chuẩn bị thật kỹ phần giới thiệu bản thân
Mặc dù bạn không thể biết chính xác được những câu hỏi sẽ được đưa ra trong buổi phỏng vấn, chắc chắn các đại diện tuyển sinh sẽ muốn nghe bạn tự giới thiệu về bản thân. Chính vì thế hãy chuẩn bị câu trả lời cho yêu cầu “Tell me about yourself” của họ. Đây là cơ hội để bạn thể hiện những phẩm chất tốt của bản thân và chỉ ra những điều mà bạn có thể đóng góp cho cộng đồng trường học. Hãy kể ra khoảng 3 nét tính cách khiến bạn phù hợp với lĩnh vực học thuật mà bạn quan tâm. Ngoài ra, bạn cũng nên cố gắng liên hệ những trải nghiệm của bản thân với mục tiêu tương lai của mình. Nếu có một đam mê gì đó rất là đặc biệt thì bạn cũng có thể kể cho ban tuyển sinh, vì họ sẽ tò mò hỏi thêm, và bạn sẽ có cơ hội thể hiện hiểu biết sâu rộng của mình.
Bạn nên giới thiệu bản thân thật tự nhiên, đừng cố gắng học thuộc câu trả lời và “trả bài”. Tuy nhiên, trước khi phỏng vấn bạn cũng nên liệt kê ra những ý mà mình muốn đề cập đến và luyện tập câu trả lời của mình. Giới thiệu bản thân có khả năng cao là phần mở đầu cho buổi phỏng vấn, chính vì vậy hãy chuẩn bị thật tốt để có một khởi đầu thuận lợi cho buổi phỏng vấn nhé.
2. Thể hiện rằng mình đã tìm hiểu kỹ về trường
Để có thể gây ấn tượng tốt với các đại diện tuyển sinh, bạn cần thể hiện rằng mình đã đầu tư thời gian để tìm hiểu về trường và thành thật muốn được trở thành sinh viên của trường. Trong buổi phỏng vấn, bạn có thể nói đến nơi bạn sinh ra và lớn lên, bạn có thường thay đổi nơi sinh sống không, v.v và liên hệ đến địa điểm của trường, quy mô trường và các khu khuôn viên. Ngoài ra, khi nói đến ngành học, lĩnh vực mà bạn quan tâm, hãy cố gắng liên hệ đến những ngành học hay lĩnh vực thế mạnh của trường. Mỗi trường Đại Học thường có những khóa học được thiết kế riêng, tên tuổi giáo sư và nghiên cứu của họ, dự án nghiên cứu riêng cho sinh viên… Bạn hãy tưởng tượng nếu mình đang là sinh viên trường thì mình sẽ tận dụng những nguồn tài nguyên nào đang có sẵn ở trường. Dưới đây là một ví dụ mà bạn có thể tham khảo:
Example:
I grew up in a small town in Connecticut and have lived there my whole life, so I’d really love to experience city life in college. Since I live relatively close to New York, I’ve had the opportunity to visit a few times, and it has so much to offer, especially in terms of the literary scene. I love reading and writing, so I’m planning on majoring in English or journalism. Journalism seems like a good fit because I’m good at noticing details and know how to dig to the core of an issue.
I’m proud of my ability to persevere and overcome challenges. This year I was having a hard time in trig, but I met with the teacher outside of class and committed to studying for two hours a day, and ended up with an A in the class. I’m also really passionate about my interests, especially writing and foreign languages. That’s why I’m a columnist for my school newspaper and the president of Spanish club.
I am fascinated by experiments with chemistry and biology at your college. During my high school time, understanding the organic reactions through practice or the observation of plant cells such as chloroplast and DNA via the microscope was so valuable. However, the opportunities for me to do experiments are limited in my high school. With a thirst to gain more advanced laboratory skills, I wish to practice more with professional researchers in medical treatment at your college, particularly under the guidance of Pr. Jarvis, whose research in diabetes treatment truly excites me.
3. Những điều cần tránh
- Bạn nên không nên kể quá nhiều về các thú vui, sở thích không liên quan đến quá trình học tập và đóng góp cho cộng đồng trường. Bạn cũng không nên chia sẻ quá nhiều về gia đình, bạn bè hay các vấn đề cá nhân. Việc sa đà và những câu chuyện quá cá nhân sẽ khiến bạn trở nên thiếu chuẩn bị và thiếu chuyên nghiệp trong mắt hội đồng tuyển sinh.
- Khi trả lời các câu hỏi trong buổi phỏng vấn, cần tránh trả lời quá ngắn gọn (Có/Không) hoặc trả lời dài dòng, lan man. Hãy trả lời đúng trọng tâm nhưng vẫn thật chi tiết để có thể chia sẻ được nhiều điều về bản thân.
- Ngay cả khi trường bạn phỏng vấn không phải là nguyện vọng đầu tiên của bạn, bạn cũng không nên nhắc đến những điều mà bạn cảm thấy không tích cực về trường hoặc tỏ ra mình không hứng thú với việc nhập học ở trường. Hãy tôn trọng các đại diện tuyển sinh vì họ đã dành thời gian để tìm hiểu bạn.
Buổi phỏng vấn sẽ mang đến những lợi ích to lớn cho bộ hồ sơ của bạn nếu bạn thể hiện tốt trước các đại diện tuyển sinh. Vì vậy, hãy chú ý những điểm trên để có thể để lại ấn tượng tốt nhất trong mắt các đại diện tuyển sinh nhé. Chúc bạn thành công!